Nồi nấu phở là một thiết bị quan trọng trong các nhà hàng và quán ăn phở. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nồi nấu phở có thể gặp một số sự cố phổ biến. Để giúp bạn giải quyết những sự cố này một cách hiệu quả, dưới đây là một số lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Những sự cố thường gặp với nồi nấu phở và cách khắc phục
Ở nồi nấu phở – nồi nấu nước dùng bằng điện có thể gặp những sự cố cần đến thẩm định lỗi từ nhân viên kỹ thuật và sử dụng dịch vụ sửa chữa nồi phở nhưng cũng có những vấn đề bạn có thể tự nhận biết và xử lý.
1. Nồi tự ngắt trước khi nước sôi
Nguyên nhân:
- Mất điện hoặc nguồn điện không ổn định làm mất nguồn cho nồi nấu phở.
- Vệ sinh không sạch làm bụi bẩn bám vào đáy nồi và làm rơ le đo nhiệt độ sai lệch, dẫn đến việc nồi ngắt trước khi nước sôi.
Khắc phục:
- Kiểm tra nguồn điện, dây dẫn và các công tắc tổng.
- Sử dụng giẻ khô để làm sạch đáy nồi và luôn chú ý vệ sinh nồi và thanh nhiệt thường xuyên.
2. Nước sôi nhưng không tự ngắt
Nguyên nhân:
- Bộ phận Rơ le không đúng vị trí dò nhiệt.
Khắc phục:
- Kiểm tra rơ le xem có bị lệch không, nếu lệch thì điều chỉnh lại cho đúng vị trí
- Ngoài ra, nếu để bụi bẩn bám vào cũng xảy ra hiện tượng này nên bạn phải vệ sinh thường xuyên
3. Cắm điện vẫn lên nhưng nước lâu sôi
Nguyên nhân:
- Thanh nhiệt của nồi nấu phở điện inox bị hỏng.
- Quên đổ nước hoặc hầm mà không để ý, dẫn đến việc nồi cạn quá lâu.
- Lỗi thanh nhiệt do nhà sản xuất.
- Thời gian sử dụng lâu dần và cần thay mới.
Khắc phục:
- Thay thế thanh nhiệt để tiếp tục sử dụng.
- Liên hệ với nhà cung cấp để mua thanh nhiệt có công suất phù hợp, không tự ý thay thế khi không có hướng dẫn.
4. Rò điện
Nguyên nhân:
- Hệ thống điện không đảm bảo.
- Không nối tiếp đất cho nồi.
Khắc phục:
- Kiểm tra và đảm bảo hệ thống điện được lắp đặt đúng cách.
- Đảm bảo nối tiếp đất cho nồi.
5. Mùi khét
Nguyên nhân:
- Mùi khét thường là dấu hiệu thanh nhiệt đã hết tuổi thọ.
Khắc phục:
- Thay thế thanh nhiệt.
Những lưu ý khi vệ sinh và sử dụng nồi nấu phở
1. Không bật công tắc khi nồi chưa đủ nước
Hãy tránh thói quen bật công tắc trước khi sử dụng nồi để nước nhanh sôi. Điều này có thể gây cháy nếu nước không đủ để ngập thanh nhiệt, vì thanh nhiệt của nồi có công suất tỏa nhiệt lớn.
2. Sử dụng nguồn điện phù hợp với dung tích nồi
- Nồi từ 120L trở lên: Sử dụng nguồn điện 380V/50Hz. Sử dụng nguồn điện dân dụng 220V/50Hz sẽ làm giảm hiệu suất và tăng thời gian đun sôi nước.
- Nồi dung tích từ 100L trở xuống: Sử dụng nguồn điện 220V/50Hz. Tránh sử dụng điện 110V vì sẽ làm giảm công suất và tăng thời gian đun sôi. Đồng thời, không sử dụng điện 380V vì có thể gây cháy chập do không tải được nguồn điện.
3. Không sử dụng van xả để lấy nước dùng
Tránh sử dụng van xả để lấy nước dùng vì phía dưới đáy nồi có nhiều cặn và vụn xương. Thay vào đó, bạn nên dùng muỗng để lấy phần nước bên trên, không chứa cặn và xương. Van xả chỉ sử dụng khi muốn lấy toàn bộ nước trong nồi ra để vệ sinh.
4. Sử dụng và thay thế thanh nhiệt
Thanh nhiệt là một bộ phận quan trọng của nồi nấu phở. Hãy sử dụng và bảo quản thanh nhiệt đúng cách để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của nồi. Nếu thanh nhiệt hỏng, cần thay thế bằng loại cùng chất liệu và theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật. Vệ sinh nồi ngay sau khi sử dụng cũng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Vệ sinh nồi sau khi sử dụng
Sau khi nấu phở, hãy vệ sinh nồi ngay lập tức để giữ an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì mùi vị của nước lèo. Nếu không vệ sinh ngay, các cặn và bọt nước phở có thể bám chặt trên thân nồi và khó cọ sạch hơn. Tránh sử dụng các miếng cọ rửa có kim loại để vệ sinh nồi inox, vì chúng có thể làm trầy xước bề mặt inox, gây gỉ và mất thẩm mỹ cho nồi.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng nồi nấu phở chi tiết nhất
Bài viết trên, Thiết bị Bằng Việt đã chia sẻ đến bạn các sự cố thường gặp với nồi nấu phở và cách khắc phục. Nếu như bạn không tự tin hoặc không có kỹ năng cần thiết, hãy tìm đến các chuyên gia sửa chữa nồi nấu phở để đảm bảo an toàn và hiệu quả.