Giỏ hàng của bạn

Hướng dẫn cách đọc các ký hiệu của cân điện tử

blogs.article.author_on_date_html bình luận

 

Cân điện tử là một công cụ tiện ích và phổ biến được nhiều gia đình cũng như các ngành công nghiệp sử dụng. Việc hiểu và biết cách đọc các ký hiệu trên màn hình điện tử là rất quan trọng, dưới đây là hướng dẫn cách đọc các ký hiệu của cân điện tử mà bạn nên biết!

Cân điện tử là gì?

Cân điện tử là một thiết bị dùng để đo lường trọng lượng của các vật phẩm hoặc hàng hóa bằng cách sử dụng nguyên lý của điện tử. Thay vì dùng các cơ cấu cơ học như cân cơ thì cân điện tử dụng dụng cảm biến điện tử như cảm biến tải trọng để chuyển đổi trọng lượng của vật phẩm rồi hiển thị trọng lượng dưới dạng số trên màn hình.

Cân điện tử thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm ngành công nghiệp, thực phẩm, đồ uống, y tế. Đặc điểm chính của cân điện tử là tính chính xác cao, dễ sử dụng và có thể linh hoạt cho các mục đích sử dụng.

Cân công nghiệp- Cân điện tử kỹ thuật số Cân sàn cân có đường dốc 3 Tấn xuất xứ China

Ký hiệu trên bàn phím điện tử

Tùy thuộc vào loại cân mà bạn sử dụng sẽ có thêm hoặc bớt những ký hiệu hiển thị trên cân, dưới đây là một số ký hiệu của cân điện tử phổ biến.

1, On/Off (hoặc power): Dùng để bật và tắt nguồn của cân.

2, Zero: Dùng để đặt lại trọng lượng hiện tại về zero, chuẩn bị cho quá trình đo lường mới.

3, Tare: Dùng để cân trừ, loại bỏ trọng lượng của vật liệu hoặc bao bì để chỉ đo lượng chất thực sự.

4, Unit/Mode: Dùng để chọn đơn vị đo lường, như kilogram (kg), gram (g), pound (lb), ounce (oz)...

5, Function keys: Có thể bao gồm các phím chức năng đặc biệt, như lưu trữ kết quả, chuyển đổi giữa chế độ đếm (counting mode), chế độ kiểm tra (checkweighing mode), và các chức năng tùy chỉnh khác.

6, Numeric keypad: Bàn phím số để nhập giá trị cân hoặc thực hiện các thao tác nhập liệu khác.

7, Enter: Dùng để xác nhận và lưu giá trị đo hoặc thực hiện các cài đặt.

8, Clear: Dùng để xóa hoặc hủy bỏ dữ liệu đang nhập hoặc các thao tác gần đây.

9, Function shift key: Một số cân có thể có một hoặc nhiều phím chức năng phụ, và phím này được sử dụng để kích hoạt các chức năng phụ này.

10, Calibration: Dùng để thực hiện quy trình hiệu chuẩn cân.

11, Menu/Settings: Dùng để truy cập vào menu cài đặt hoặc điều chỉnh các tùy chọn của cân.

12, Print/Save: Dùng để in kết quả hoặc lưu chúng vào bộ nhớ hoặc thiết bị lưu trữ ngoài.

 

Môt số các ký hiệu khác

1, Số đo lường: Hiển thị giá trị đo lường của trọng lượng hoặc số liệu khác, thường là số nguyên hoặc số thập phân.

2, Tare (Trừ): Ký hiệu này thường xuất hiện khi bạn đã thực hiện chức năng trừ (tare), chỉ ra rằng trọng lượng của vật liệu hoặc bao bì đã được loại bỏ khỏi kết quả đo.

3, Overload (Quá tải): Xuất hiện khi cân đã vượt quá khả năng tải trọng tối đa của nó, chỉ ra rằng trọng lượng hiện tại là quá nặng.

4, Underload (Thiếu tải): Ký hiệu này xuất hiện khi cân không nhận đủ trọng lượng cần thiết để đảm bảo độ chính xác của quá trình đo.

5, Low Batter (Pin yếu): Thường xuất hiện khi nguồn pin hoặc nguồn điện của cân yếu, chỉ ra rằng pin cần được thay thế hoặc cần sạc lại.

6, Stable (Ổn định): Khi một trọng lượng đã ổn định trên cân, ký hiệu này thường xuất hiện để chỉ ra rằng giá trị đo lường là ổn định và có thể tin cậy.

7, Calibration (Hiệu chuẩn): Xuất hiện khi cân đang trong quá trình hiệu chuẩn, chỉ ra rằng cân đang được điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác của nó.

8, Error (Lỗi): Ký hiệu này xuất hiện khi có lỗi xảy ra trong quá trình đo lường hoặc hoạt động của cân, chỉ ra rằng giá trị đo lường hiện tại có thể không chính xác.

 

Một số ký hiệu đơn vị trên cân điện tử

1, Kg (Kilogram): Đơn vị cơ bản cho trọng lượng, được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ứng dụng.

2, G (Gram): thường được sử dụng cho các đo lường nhỏ hơn, đặc biệt là trong ngành thực phẩm, pha chế, hóa chất và dược phẩm.

3, Ib (Pound): Đơn vị trọng lượng phổ biến trong hệ thống đo lường Anh và Mỹ, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp và sản xuất.

4, oz (Ounce): Đơn vị nhỏ hơn pound, thường được sử dụng cho các đo lường rất nhỏ, như trong ngành làm bánh hoặc nghiên cứu hóa học.

5, N (Newton): Đơn vị đo lường lực, thường được sử dụng trong các ứng dụng kỹ thuật và khoa học.

6, gr (Grain): Đơn vị đo lường trọng lượng nhỏ nhất trong hệ thống đo lường Anh, thường được sử dụng trong ngành dược phẩm và nghiên cứu khoa học.

Và một số các đơn vị khác như ct (Carat), ozt (Troy ounce), PCS (piece),...

>>> Xem thêm: Top 3 thương hiệu cân điện tử được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Bài viết trên là hướng dẫn cách đọc các ký hiệu của cân điện tử. Nếu bạn có thắc mắc hay có nhu cầu muốn mua cân điện tử thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: thietbibangviet.com hoặc qua số Hotline: 0868 003 001 để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!

 

 


blogs.article.older_post blogs.article.newer_post