Trên thực tế, hiện nay có đên khoảng 40% người dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan. Điều đó không thể tránh khỏi những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước nhiễm kim loại là vấn đề rất nghiêm trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hôm nay, hãy cùng Thiết bị Bằng Việt tìm hiểu Hệ thống xử lý nước nhiễm kim loại bao gồm những thành phần nào nhé!
Phương pháp kết tủa hóa học
Phương pháp tủ hóa học là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng để loại bỏ các loại ion kim loại nặng và các chất tạp chất khác khỏi nước. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc bổ sung hóa chất vào nước để làm tủ các loại ion kim loại nặng, sau đó phân rã tủ ra khỏi nước bằng phương pháp lắng hoặc lọc.
Hệ thống xử lý nước nhiễm kim loại gồm những thành phần nào?
Trong quá trình kết tủa, để tăng hiệu quả laoij bỏ kim loại nặng, chúng ta có thể sử dụng thêm các chất kết dính như phèn, muối sắt,… Lưu ý điều này còn phục thuộc vào độ pH, các kết tửa Hydroxit kim loại sẽ hình thành ở các mức độ pH khác nhau.
Phương pháp hấp thụ
Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng các loại vật liệu có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc xốp để hấp phụ các ion của kim loại nặng trong nước lên trên bề mặt của vật liệu. Có thể sử dụng các chất hấp phụ như hoạt tính, cát thạch anh, hạt trao đổi ion,... để hấp thụ các ion kim loại nặng.
Phương pháp hấp thụ được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp cho sinh hoạt, nước cấp cho hơi hơi, hệ thống làm mát, xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Phương pháp trao đổi ion
Phương pháp trao đổi ion là một kỹ thuật xử lý nước sử dụng các hạt nhựa có khả năng trao đổi ion để loại bỏ các tạp chất và khoáng chất không mong muốn khỏi nước. Các ion không mong muốn có trong nước sẽ được thay thế bằng những ion không có độc tính.
Đây là phương pháp thường được thực hiện trong cột trao đổi ion sử dụng vật liệu hạt nhựa cation hoặc hạt nhựa Anion, cũng có thể sử dụng đồng thời cùng một lúc 2 vật liệu.
Phương pháp điện hóa
Phương pháp điện hóa trong lọc nước là một trong những kỹ thuật hiện đại để làm sạch nước, thường được áp dụng trong các hệ thống lọc nước gia đình và công nghiệp. Phương pháp này thường sử dụng các thiết bị điện phân để loại bỏ các chất hữu cơ, vi khuẩn và các ion kim loại nặng khỏi nước.
Cơ chế hoạt động của phương pháp điện hóa thường dựa trên nguyên lý điện hóa hóa học và quang hóa học để phân hủy các chất cặn bẩn hoặc kết tủa chúng ra khỏi nước. Các thiết bị điện phân thường áp dụng điện cực và điện áp để kích hoạt các quá trình oxy hóa khử nhằm làm sạch nước.
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học trong lọc nước là một kỹ thuật sử dụng các sinh vật sống như vi khuẩn, tảo và các sinh vật vi khuẩn để loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước. Các phương pháp sinh học thường được áp dụng để xử lý nước cấp và nước thải, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp lọc khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Xem thêm: Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn tại nhà
Các phương pháp trên đã được khoa học chứng minh đem lại hiệu quả và góp phần vào việc quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có những cái nhìn tổng quan hơn, mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích hơn để có thể bảo vệ được sức khỏe cho mình và những người thân yêu.