Nước giếng khoan là nguồn nước quan trọng cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước từ giếng khoan cũng đảm bảo vệ sinh và an toàn để sử dụng. Việc nhận biết và đánh giá chất lượng nước từ giếng khoan là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn.
Nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị ô nhiễm
Nước từ giếng khoan thường chứa một số tạp chất tự nhiên hoặc gây ra do ô nhiễm từ các nguồn khác. Các chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện trong lòng đất, và khi nước di chuyển qua các lớp đá vôi hoặc đất ngầm, có thể hấp thụ magie, canxi và clorua. Ngoài ra, nước tự nhiên cũng có thể chứa các nguyên tố hòa tan như arsenic, mangan, bari, cũng như các kim loại nặng được hình thành do quá trình phân hủy tự nhiên của urani phóng xạ trong đất. Những yếu tố này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi nguồn nước bị ô nhiễm không được qua xử lý hay qua các máy lọc nước thì có thể gây ra nhiều tac hại cho sức khỏe của con người và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, các khói bụi và chất ô nhiễm trong không khí khi gặp mưa có thể hòa tan và ngấm vào mặt đất. Đồng thời, các chất thải rắn trên bề mặt đất cũng có thể bị ngấm vào đất khiến nước từ giếng khoan dễ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cách nhận biết nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh
1. Nước giếng khoan bị nhiễm phèn
Tình trạng nước giếng khoan bị nhiễm phèn thường có những dấu hiệu rõ rệt. Bạn có thể nhận biết nước bằng màu sắc vàng, nâu đỏ, và có mùi tanh. Sử dụng nước nhiễm phèn cho sinh hoạt thường dẫn đến tình trạng da khô, và nếu dùng để giặt quần áo, quần áo sẽ bị ố vàng. Đồng thời, các ống đường dẫn nước bằng inox có thể bị hoen gỉ.
Việc sử dụng nước nhiễm phèn để nấu nướng và uống cũng rất nguy hiểm, có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của thực phẩm, làm giảm hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
2. Nước giếng khoan bị nhiễm mangan
Dấu hiệu nhận biết nước bị nhiễm Mangan là khi nước có mùi tanh, bên trong bể chứa có thể thấy nổi váng và nhớt màu đen, và trên các thiết bị dẫn nước có thể có cặn. Khi giặt quần áo bằng nước này, thường sẽ xuất hiện những vết ố bẩn màu nâu, đen.
Nếu hàm lượng Mangan trong nước cao, từ 1 đến 5mg, có thể gây ảnh hưởng và tác động đến một số cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng giống như bị ngộ độc Mangan, được gọi là Manganism, tương tự như các triệu chứng của bệnh Parkinson.
3. Nước giếng khoan bị nhiễm mặn
Cách đơn giản để kiểm tra nước bị nhiễm mặn là thử bằng miệng. Khi nếm có vị ngọt nhưng sau đó cảm thấy hơi tê tê đầu lưỡi thì nước có thể có độ mặn từ 0,5 – 1. Độ mặn cho phép trong có thể sử dụng để tưới cây và sinh hoạt. Còn nếu cảm thấy vị mặn rõ rệt hoặc độ mặn tăng dần theo thời gian cảm nhận từ lưỡi thì nguồn nước có thể có độ mặn >1.
Ngoài ra, có thể nhận biết bằng cách đo nồng độ bằng bút thử độ mặn. Có nhiều thiết bị đo khác nhau như: đo độ mặn cùng với độ cứng và một số chỉ tiêu khác hoặc chỉ đo riêng độ mặn, độ cứng.
4. Nước giếng khoan bị nhiễm canxi và magie
Nước giếng khoan nhiễm canxi và magie gọi là nước cứng. Bình thường, nước có vẻ rất trong, nhưng khi đun sôi, bạn có thể thấy xuất hiện cặn nhỏ màu trắng đọng lại dưới đáy nồi, được gọi là cặn vôi. Những cặn vôi này tích tụ lâu ngày có thể làm hỏng đường ống dẫn nước, các thiết bị nóng lạnh, làm tắc đường ống, và hỏng màng lọc.
Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua máy lọc nước gia đình phù hợp với nhu cầu
Việc nhận biết và cải thiện chất lượng nước từ giếng khoan là bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Bằng cách thực hiện các phương pháp đơn giản như kiểm tra nước và sử dụng các biện pháp xử lý phù hợp, bạn có thể cải thiện môi trường sống và bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm xin vui lòng liên hệ với Thiết Bị Bằng Việt để được hỗ trợ sớm nhất.